Việc thừa kế tài sản của người có quốc tịch Việt Nam

Theo quy định pháp luật hiện hành, thừa kế là việc chuyển giao tài sản của người đã chết cho người khác và tài sản đó được gọi là di sản. Tuy nhiên, các vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến pháp luật chia thừa kế rất phức tạp và cần tìm hiểu rõ ràng. Do đó, bài viết về Việc thừa kế tài sản của người có quốc tịch Việt Nam sẽ phân tích một số khía cạnh các vấn đề về pháp luật chia thừa kế để quý bạn đọc hiểu thêm về vấn đề này.

Việc thừa kế tài sản của người có quốc tịch Việt Nam

Quyền thừa kế theo quy định pháp luật

Căn cứ theo Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015, ta có thể hiểu quyền thừa kế gồm các quyền như:

  • Quyền của cá nhân lập di chúc để định đoạt tài sản của mình;
  • Để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; 
  • Quyền của cá nhân được hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
  • Quyền của người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Theo đó, tài sản mà người lập di chúc để lại hoặc được chia thừa kế theo pháp luật là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. 

  • Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
  • Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
  • Ngoài ra, tài sản thừa kế bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

(Cơ sở pháp lý: Điều 105, Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015)

Các hình thức thừa kế theo pháp luật hiện hành

Hiện nay, pháp luật dân sự Việt Nam quy định có hai loại thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

Thừa kế theo di chúc Thừa kế theo pháp luật
Khái niệm Là thừa kế theo ý chí nguyện vọng của người để lại di sản trước khi chết Là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 649 BLDS 2015)
Đối tượng thừa kế Những cá nhân, tổ chức được người lập di chúc đề cập là người nhận di sản trong di chúc và đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật – Các cá nhân có quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng đối với người để lại di sản (Điều 651)

– Cha mẹ, vợ chồng, con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động được pháp luật bảo vệ quyền thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc (Điều 644)

– Con riêng và bố dượng, mẹ kế (Điều 654)

Hình thức Phải được lập bằng văn bản, nếu không lập được di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc bằng miệng (Điều 627) – Không được lập thành văn bản.

– Nếu có tranh chấp thừa kế thì theo quyết định của tòa án về phân chia di sản.

Trường hợp được thừa kế Theo ý chí, nguyện vọng của cá nhân khi lập di chúc, người thừa kế là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế (Điều 613) – Không có di chúc;

– Di chúc không hợp pháp;

– Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

– Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

(Điều 650)

Thừa kế thế vị Không có thừa kế thế vị – Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống.

– Nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống 

(Điều 652)

Phân chia di sản Phân chia di sản thừa kế sẽ dựa vào ý chí của người để lại di sản được thể hiện thông qua di chúc

(Điều 659)

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.(Điều 660)

Nguyên tắc thừa kế theo quy định pháp luật

  • Tôn trọng quyền tự định đoạt của người để lại di sản. Theo quy định pháp luật, người để lại di sản được quyền chỉ định, phân chia hay có thể truất quyền thừa kế của người thừa kế,… mà không bị hạn chế hay phụ thuộc vào ý chí chủ thể nào khác.
  • Tôn trọng quyền của người hưởng thừa kế. Theo quy định pháp luật, người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản thừa kế trừ trường hợp nguyên do nhận là để trốn tránh nghĩa vụ tài sản với người khác. Điều này thể hiện người thừa kế có quyền tự định đoạt, tự do ý chí khi thực hiện các quan hệ đó và theo nguyên tắc cần tôn trọng theo ý chí, nguyện vọng người hưởng thừa kế.
  • Bảo đảm quyền bình đẳng của công dân về thừa kế. Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền thừa kế, đây là một nguyên tắc cơ bản trong pháp luật thừa kế ở Việt Nam, được kế thừa từ nhiều văn bản quy phạm pháp luật theo thời gian nhằm phản ánh chế độ chính trị cũng như đảm bảo sự bình đẳng của công dân trong lĩnh vực về thừa kế.
  • Bảo đảm quyền lợi của người thừa kế. Theo quy định pháp luật liệt kê những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Quy định pháp luật về thừa kế tài sản của người có quốc tịch Việt Nam

Thế nào là người có quốc tịch Việt Nam

Người có quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 13 Luật Quốc tịch 2008 sửa đổi bổ sung 2014 như sau:

  • Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam.

Theo quy định tại Điều 610 Bộ luật Dân sự 2015 thì mọi cá nhân đều có quyền thừa kế tài sản theo di chúc hoặc theo quy định pháp luật hiện hành. Do đó người có quốc tịch Việt Nam cho dù đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam hay đã định cư ở nước ngoài thì vẫn có quyền thừa kế tài sản bình đẳng như các chủ thể khác.

Áp dụng pháp luật về thừa kế 

Theo quy định tại điều 680 Bộ luật dân sự 2015:

  • Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.
  • Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

Dựa theo quy định trên ta nhận thấy pháp luật áp dụng đối với người thừa kế có quốc tịch Việt Nam thì:

  • Đối với di sản để lại thừa kế là động sản, luật áp dụng đối với quan hệ thừa kế là luật của nước mà người để lại di sản có quốc tịch trước khi chết.
  • Đối với di sản thừa kế là bất động sản, tư pháp quốc tế Việt Nam áp dụng nguyên tắc Luật nơi có vật.

Lưu ý: Theo quy định của các văn bản pháp luật có liên quan, việc thừa kế bất động sản đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ có hai trường hợp.

Trường hợp 1: Nếu người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam, thuộc diện đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền được nhận thừa kế nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.

Trường hợp 2: Nếu người Việt Nam định cư ở nước ngoài không được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì chỉ được hưởng giá trị của phần thừa kế chứ không được nhận thừa kế quyền sử dụng đất.

(Cơ sở pháp lý: điểm đ Khoản 1 Điều 179, Khoản 1 Điều 186 Luật Đất Đai 2013; Điều 7, Điều 8 Luật Nhà ở 2014).

 

Array