Hiện nay vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng nhãn hiệu để phân biệt sản phẩm của mình và sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và đã không thực hiện việc đăng ký bảo hộ, dẫn đến hiện trạng bị các công ty khác đạo nhái nhãn hiệu, thương hiệu. Do đó, bài viết Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo quy định pháp luật hiện hành sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bảo hộ nhãn hiệu cũng như hồ sơ thủ tục cần thiết để thực hiện một cách hiệu quả.
Tại sao cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?
Tại sao cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Trước hết, chúng ta cần biết nhãn hiệu là gì và điều kiện để có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Trong Luật sở hữu trí tuệ 2005 có quy định: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân với nhau”.
Theo như quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì nhãn hiệu là dấu hiệu nhận biết nhằm xác định rõ ai là người thực hiện sản xuất kinh doanh hay cung cấp dịch vụ theo ngành nghề cụ thể. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh gặp tình trạng bị đối tượng hoặc doanh nghiệp khác sử dụng nhãn hiệu hoặc nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn với thương hiệu của doanh nghiệp mình nhằm kinh doanh thu lợi hoặc thực hiện hành vi gây bất lợi cho doanh nghiệp mình.
Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ giúp cho doanh nghiệp được bảo vệ trước pháp luật, tạo căn cứ pháp lý để bảo vệ quyền lợi của mình trước những hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu. Do đó cá nhân, tổ chức doanh nghiệp cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật nhằm hạn chế các tình huống bất lợi có thể xảy ra.
Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu
Không phải nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân nào muốn được nhà nước cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu công ty mình cũng có thể thực hiện mà việc được bảo hộ trước hết cần phải đáp ứng các điều kiện chung theo Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2022 như sau:
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa.
- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Ngoài ra tùy thuộc vào từng loại nhãn hiệu khác nhau mà luật quy định một số điều kiện, tiêu chí riêng khác cần đáp ứng như: Nhãn hiệu nổi tiếng không cần phải đăng ký bảo hộ, chỉ cần đã sử dụng, nhận biết rộng rãi đáp ứng tiêu chí theo quy định tại Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung bởi Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Căn cứ theo Điều 100 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được bổ sung bởi Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung 2022; Khoản 7.1 Điều 7 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/ 2006 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 16/2016/TT-BKHCN, Thông tư 13/2010/TT-BKHCN và quy định của Cục Sở hữu trí tuệ, hồ sơ cần chuẩn bị như sau:
- 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 16/2016/TT-BKHCN
- 09 Mẫu nhãn hiệu kèm (Điều 37.5 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN );
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (Trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
- Theo quy định tại Điều 37.7 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận.
- Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu;
- Bản đồ khu vực địa lý;
- Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu.
- Các tài liệu khác (nếu có)
- Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp).
- Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…).
- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký.
- Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác.
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Quy trình thực hiện đăng ký bảo hộ
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 16/2016/TT-BKHCN, đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ nộp về Cục Sở hữu trí tuệ và được xử lý theo quy trình sau:
- Tiếp nhận đơn
- Thẩm định hình thức đơn
- Công bố đơn hợp lệ
- Thẩm định nội dung đơn
- Cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ
- Đăng bạ và công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ.
Trên đây là những thủ tục chung khi tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam. Tuy nhiên đối với đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có chỉ định Việt Nam, trình tự thủ tục xử lý được quy định riêng tại Khoản 6 Điều 41 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 16/2016/TT-BKHCN.
Do đó, khi tiến hành thực hiện việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cần xác định hồ sơ, quy trình cụ thể cần thiết để thực hiện việc đăng ký bảo hộ, tránh tình trạng chuẩn bị không đầy đủ hồ sơ cũng như xác định sai quy trình dẫn đến mất thời gian cũng như kéo dài thời hạn thực hiện việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Trên đây là những chia sẽ của chúng tôi.
Trong trường hợp cần Luật sư hỗ trợ, hướng dẫn cụ thể về các vấn đề pháp lý liên quan, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Công ty Luật LP&P qua email: phongnhansu.lpp@gmail.com hoặc zalo: 0902 803 295 – 0961 494 965 để nhận được sự tư vấn một cách chi tiết và chuyên sâu của đội ngũ luật sư.
Trân trọng./.