Tư vấn phục hồi kinh doanh

Xu thế của pháp luật phá sản thế giới hiện nay cho rằng phá sản là “phục hồi” chứ không theo cách nghĩ truyền thống là “thanh lý”. Trên cơ sở đó, Luật phá sản Việt Nam được ban hành với mục tiêu “hướng vào con nợ”, nghĩa là không chỉ bảo vệ quyền lợi cho các chủ nợ mà còn tạo cho doanh nghiệp bị yêu cầu phá sản một “lối thoát” thông qua việc áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, từ đó, chủ nợ có thể thu được nợ hiệu quả hơn từ việc phục hồi hoạt động kinh doanh của con nợ.

Sau khi Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi thì doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và gửi cho Thẩm phán, chủ nợ, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cho ý kiến.

Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán phải nêu rõ các biện pháp để phục hồi hoạt động kinh doanh; các điều kiện, thời hạn và kế hoạch thanh toán các khoản nợ.

Các biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh bao gồm:

  • Huy động vốn;
  • Giảm nợ, miễn nợ, hoãn nợ;
  • Thay đổi mặt hàng sản xuất, kinh doanh;
  • Đổi mới công nghệ sản xuất;
  • Tổ chức lại bộ máy quản lý, sáp nhập hoặc chia tách bộ phận sản xuất;
  • Bán cổ phần cho chủ nợ và những người khác;
  • Bán hoặc cho thuê tài sản;
  • Các biện pháp khác không trái quy định của pháp luật.

(Theo Điều 88 Luật phá sản 2014)

Theo đó, với dịch vụ Tư vấn phục hồi kinh doanh, Le Pham & Partners sẽ cung cấp cho Quý Khách hàng các dịch vụ cụ thể như sau:

1. Tư vấn, đánh giá điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

2. Tư vấn thủ tục, quy trình thực hiện các biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

3. Giám sát, đánh giá việc thực hiện các biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh trên cơ sở:

  • Rà soát mô hình hoạt động và tình hình kinh doanh hiện tại, đánh giá những yêu cầu và xác định cơ hội lẫn rủi ro của từng phương án;
  • Quản lý các vấn đề về thanh khoản trong ngắn hạn bằng cách cải thiện công tác dự báo dòng tiền, tăng cường kiểm soát tiền mặt để giảm thiểu các chi phí không cần thiết;
  • Xây dựng kế hoạch phục hồi sao cho có thể tối ưu hóa lợi ích tài chính cho Doanh nghiệp bằng cách xem xét các yêu tố liên quan: thị trường và môi trường cạnh tranh, thay đổi cần thiết mang tính chiến lược, các rào cản kinh doanh, cam kết quản lý, hoạt động tài chính theo quy chuẩn, cơ hội thành công chớp nhoáng và các phương pháp kiểm soát chi phí tức thời;
  • Nhanh chóng biến chiến lược thành hành động triển khai, bằng cách chuẩn bị kế hoạch thực hiện, ước tính chi phí và lợi nhuận, cung cấp cho khách hàng một số công cụ theo dõi chỉ số hiệu quả hoạt động trọng yếu (KPI), hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị sẵn sàng để tái cấu trúc tài chính hay đàm phán tái cơ cấu vốn và hỗ trợ bộ máy điều hành doanh nghiệp.
Array